Người chuyển giới ở Việt Nam Người chuyển giới

Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về các đoạn của các cá nhân cho vào bài riêng, viết quá dài, lê thê, kể lể từng cá nhân một như thể phải chứng minh cho cá nhân đó trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.

Pháp luật Việt Nam hiện chưa cho phép Người chuyển giới được phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Việt Nam hiện mới chỉ cho phép thực hiện phẫu thuật xác định lại giới tính "trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính"(Điều 36 Bộ luật dân sự năm 2005), sau khi phẫu thuật sẽ được xác định lại giới tính trong hộ tịch, đồng thời được hoàn thiện những thủ tục nhằm công nhận giới tính và thay đổi những giấy tờ tùy thân cần thiết. Trong khi đó, theo nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 5/8/2008 thì việc "thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính" là hành vi bị cấm. Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện chỉ cho phép thực hiện phẫu thuật xác định lại giới tính đối với người liên giới tính mà không cho phép Người chuyển giới được phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Nếu một người sinh ra đã hoàn thiện về giới tính thì việc chuyển đổi giới tính tại Việt Nam không thể thực hiện được. Quy định trên cũng đồng nghĩa nếu người chuyển giới ra nước ngoài để phẫu thuật chuyển đổi giới tính thì khi về nước, việc xác định lại giới tính cho người đó cũng như điều chỉnh hộ tịch, các giấy tờ tuỳ thân như: giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu, các giấy tờ tài sản khác liên quan cho người đó cũng không thể thực hiện được[24].

Ở Việt Nam, một số người chuyển giới đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính được nhiều người biết đến[25] như: Cindy Thái Tài[26], Hương Giang Idol, ca sĩ Lâm Chí Khanh, Cát Tuyền, Di Yến Quỳnh, cô giáo Phạm Lê Quỳnh Trâm[27]

Tại Báo cáo về những vấn đề lớn xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng Cường cho biết: "Cần bổ sung quyền được chuyển giới của cá nhân vào trong Bộ luật dân sự vì trong thời gian qua ở Việt Nam đã xuất hiện nhu cầu này. Ngày càng có nhiều người đã thực hiện việc chuyển giới ở nước ngoài về nước, làm phát sinh nhiều vấn đề pháp lý, xã hội liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của những người này". Ông Cường nhận định: "Việc nghiên cứu, xem xét giải quyết vấn đề thực tiễn này là cần thiết. Tuy nhiên, do đây là vấn đề lớn, phức tạp nên cần phải có thời gian để nghiên cứu một cách thấu đáo. Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan nghiên cứu, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2015". Ông Cường cũng cho biết trước mắt, tại Điều 41 Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi về Quyền xác định lại giới tính, thay vì quy định cụ thể các trường hợp được xác định lại giới tính thì Bộ luật chỉ ghi nhận một nguyên tắc chung. Theo đó, cá nhân là người thành niên có quyền được xác định lại giới tính trong trường hợp luật quy định. Từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho pháp luật chuyên ngành sẽ quy định cụ thể về những vấn đề liên quan.[28][28][28][29].

.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người chuyển giới http://cnsnews.com/news/article/michael-w-chapman/... http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/nhung-tiet-l... http://www.glbtq.com/social-sciences/transgender_a... http://www.icd10data.com/ICD10CM/Codes/F01-F99/F60... http://dictionary.oed.com/cgi/entry/00319380 http://sitn.hms.harvard.edu/flash/2016/gender-line... http://ecommons.txstate.edu/arp/360 http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK64800/ http://ngoisao.net/tin-tuc/hau-truong/showbiz-viet...